Bio
Tiến sĩ Trần Lương Thành hiện đang làm việc tại Ban Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Khởi nghiệp, thuộc Trung tâm nghiên cứu DNNVV, phát triển Vùng và Thành phố tại OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tiến sĩ Thành đồng chủ biên Báo cáo về Chính sách DNNVV và Khởi nghiệp Việt Nam 2020, một hợp tác của OECD với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, và tham gia cố vấn cho các chính phủ Nhật, Brazil về phát triển DNNVV, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Title
Chiến lược CĐS trong DNNVV ở các nước OECD và trên thế giới
Abstract
So với doanh nghiệp lớn, CĐS trong DNNVV vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do DNNVV không nhìn nhận đúng đắn lợi ích của CĐS đem lại cho năng suất và cạnh tranh, khó xác định nhu cầu, và không có đủ nguồn ực và tàu chính để sử dụng CĐS hiệu quả. Tại các nước OECD, chỉ 20% DNNVV bán hàng qua thương mại điện tử, so với 40% từ doanh nghiệp lớn.
Để giúp DNNVV tiếp cận CĐS dễ dàng hơn, chính phủ các nước OECD đã và đang thực hiện những chính sách như sau. Thứ nhất, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, điều kiện thị trường, sao cho DNNVV có thể gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp cận các thị trường quốc tế trong thời đại của kinh tế nền tảng và thương mại điện tử. Thứ hai, CĐS đang làm thay đổi các mô hình kinh doanh nhất là B2B, nên DNNVV cần chủ động về dữ liệu, tài sản trí tuệ, mạng lưới, các dịch vụ điện toán đám mây, và kĩ năng số cho nhân viên. Thứ ba, trong thời đại kinh tế nền tảng số và điện toán đám mây là cánh cổng giúp DNNVV CĐS và quản lý dữ liệu, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo giúp tự động hoá quá trình ra quyết định và quản trị, blockchain và DLTs mở ra cơ hội cho DNNVV trong nhiều lĩnh vực như quản lỹ chuỗi cung ứng, hiệu quả năng lượng, mua sắm công và tiếp cận vốn, và fintech, crowdfunding, mobile banking giúp tăng hiệu quả huy động vốn, việc phát triển công nghiệp là tối quan trọng trong CĐS.
Ban DNNVV và Khởi nghiệp của OECD đã đề ra chiến lược quốc tế Chuyển đổi số cho DNNVV (OECD Digital for SMEs Global Initiative), nhận được sự đồng thuận và ủng hộ từ các quốc gia thành viên và trên thế giới. Để giúp nghiên cứu về DNNVV phát triển CĐS, OECD đưa ra ba bước tiến hành: 1) nghiên cứu định lượng, 2) chia sẻ kinh nghiệm của DNNVV, và 3) kết nối mạng lưới, tổ chức toạ đàm chính sách.